Những nguyên tố nào nhiều trong vỏ trái đất
- Thứ sáu - 01/11/2019 09:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Những nguyên tố nào nhiều trong vỏ trái đất
Từ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể thấy được, các nguyên tố hóa học được phát hiện trên trái đất đã có 109 nguyên tố. Trong đó 17 nguyên tố từ số 93 đến số 109 đều do các phương pháp nhân tạo đó là bằng phương pháp phản ứng hạt nhân tạo ra, do đó chúng được gọi là các nguyên tố nhân tạo. Ngoài ra, bốn nguyên tố số 43, 61, 85 và 87 trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học cũng đều là các nguyên tố do các phương pháp nhân tạo bằng phản ứng hạt nhân tạo ra. Cho nên, trong vỏ trái đất, rất khó tìm thấy dấu vết của những nguyên tố này, trong đó có một số nguyên tố vốn không tồn tại trong giới tự nhiên.
Trong 88 nguyên tố tự nhiên, hàm lượng nguyên tố oxy là nhiều nhất, một mình chiếm 49,13% khối lượng của vỏ trái đất, thứ đến là nguyên tố silic, chiếm 26%. Mười hai nguyên tố thường gặp tức là: oxy, silic, nhôm, sắt, canxi, natri, kali, magiê, hydro, titan, cacbon, clo, tổng cộng chiếm 99,47% tổng trọng lượng của vỏ trái đất, còn 66 nguyên tố còn lại chỉ chiếm 0,35%.
Trong 88 nguyên tố tự nhiên, hàm lượng nguyên tố oxy là nhiều nhất, một mình chiếm 49,13% khối lượng của vỏ trái đất, thứ đến là nguyên tố silic, chiếm 26%. Mười hai nguyên tố thường gặp tức là: oxy, silic, nhôm, sắt, canxi, natri, kali, magiê, hydro, titan, cacbon, clo, tổng cộng chiếm 99,47% tổng trọng lượng của vỏ trái đất, còn 66 nguyên tố còn lại chỉ chiếm 0,35%.