:::Hỗ trợ trực tuyến:::

Đào Việt Hùng
0986454999

Menu

  • Tiến sĩ Võ Xuân Hoài nêu thách thức và “chìa khóa”...

    Tiến sĩ Võ Xuân Hoài nêu thách thức và “chìa khóa”...

    GDVN-Đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn phải dựa trên việc hợp tác 3 bên: Nhà nước - Viện...

  • Công nghiệp hóa: Không có con đường nào khác ngoài...

    Công nghiệp hóa: Không có con đường nào khác ngoài...

    GDVN -“Muốn trở thành một nước công nghiệp thực sự thì bắt buộc phải đầu tư cho giáo dục đại học,...

  • Giải bài toán tài chính cho các trường đại học đào...

    Giải bài toán tài chính cho các trường đại học đào...

    GDVN - Lãnh đạo trường ĐH mong muốn Nhà nước nên có sự cân đối trong việc đầu tư, có những chính...

  • Đề xuất mỗi giáo viên phổ thông không kiêm nhiệm...

    Đề xuất mỗi giáo viên phổ thông không kiêm nhiệm...

    GDVN -Ngày 21/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên...

  • Hoá học với ứng dụng trong cuộc sống

    Hoá học với ứng dụng trong cuộc sống

    Những kiến thức dưới đây có thể đã rất quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều kiến thức tưởng chừng như đơn...

  • Những nguyên tố nào nhiều trong vỏ trái đất

    Những nguyên tố nào nhiều trong vỏ trái đất

    Các bạn đừng nghĩ rằng mọi nguyên tố trong bảng tuần hoàn đều có trong vỏ Trái đất. Trong vỏ Trái...

  • Những hóa chất có sức tàn phá khủng khiếp

    Những hóa chất có sức tàn phá khủng khiếp

    Nhờ có hóa học, con người đã phát minh được rất nhiều chất mới phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống....

  • Vai trò của Axit clohidric đối với cơ thể chúng ta

    Vai trò của Axit clohidric đối với cơ thể chúng ta

    Trong cơ thể con người, Axit clohidric (HCl ) tồn tại chủ yếu trong dịch vị dạ dày, nó đóng vai trò...

  • Công thức hóa học của cơ thể người

    Công thức hóa học của cơ thể người

    Một nhà sinh vật học kiêm cây bút khoa học Mỹ vừa tính toán các thành phần hóa học của cơ thể người...

  • 5 loại chất độc hại nhất từ trước đến giờ

    5 loại chất độc hại nhất từ trước đến giờ

    5 loại chất độc nguy hiểm dưới đây có thể khiến con người chết chỉ trong vài giây ngắn ngủi hay quá...

Đề xuất mỗi giáo viên phổ thông không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ

Đăng lúc: Thứ hai - 24/06/2024 23:26 - Người đăng bài viết: Đào Việt Hùng
GDVN -Ngày 21/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học để lấy ý kiến rộng rãi của dư luận xã hội.

Dự thảo Thông tư mới quy định chế độ làm việc đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, trường dự bị đại học, bao gồm: thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm; định mức tiết dạy; chế độ giảm định mức tiết dạy và quy đổi các hoạt động khác ra tiết dạy.

Trong dự thảo Thông tư có một số điểm quy định mới và điều chỉnh so với quy định hiện hành, cụ thể như:

Thời gian làm việc của giáo viên được thực hiện theo năm học, được quy đổi thành tiết dạy trong 01 năm học hoặc tiết dạy trung bình trong 1 tuần để nhà trường linh hoạt trong việc phân công, bố trí giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và thuận lợi cho việc tính tiền dạy thêm giờ.

Quy định thống nhất số tuần thực dạy dành cho việc giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông là 35 tuần để đảm bảo phù hợp với quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về khung thời gian năm học.

Quy định giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó và 01 tiết dạy được phân công được tính bằng 1 tiết định mức để thực hiện thống nhất về định mức tiết dạy đối với giáo viên trường phổ thông có nhiều cấp học và phù hợp với xu hướng sắp xếp lại các trường phổ thông hiện nay.

Quy định mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ (bao gồm cả kiêm nhiệm công việc chuyên môn; kiêm nhiệm chức vụ đảng, đoàn thể và tổ chức khác; kiêm nhiệm vị trí việc làm khác) để đảm bảo giáo viên tập trung cho các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư đề xuất quy định các nhiệm vụ kiêm nhiệm nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy và không được quy đổi nhiệm vụ đó ra tiết dạy (trừ kiêm nhiệm công tác công đoàn, bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường) để tránh việc chi trả trùng chế độ, chính sách cho cùng 1 nhiệm vụ.

Dự thảo Thông tư cũng bổ sung quy định về trường hợp thời gian nghỉ thai sản (đối với giáo viên nữ) trùng với thời gian nghỉ hè để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và tháo gỡ vướng mắc của giáo viên trong thời gian qua.

Bổ sung trường hợp không phải dạy bù và được tính dạy đủ số tiết được phân công gồm có trường hợp giáo viên nghỉ đi khám, chữa bệnh (không vượt quá thời gian quy định) được hiệu trưởng nhà trường đồng ý và có xác nhận khám, chữa bệnh của cơ sở y tế.

Quy định số tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành 02 mức theo quy mô lớp học (tương đương với định mức tiết dạy của trường hạng 1 và trường hạng 2 hiện hành) và quy định cụ thể số tiết định mức thay vì quy định tỉ lệ số tiết định mức/tuần của cấp học tương ứng và theo từng hạng trường như hiện tại.

 

Tăng số tiết giảm cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học lên 4 tiết/tuần như giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông để đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp và thống nhất giữa các cấp học.

Làm rõ cách tính giảm định mức tiết dạy cho giáo viên kiêm công tác tư vấn học sinh; giáo viên kiêm nhiệm tổ trưởng, tổ phó tổ quản lý học sinh; giáo viên kiêm nhiệm công tác văn thư, quản trị công sở, thư viện.

Bổ sung quy định giảm định mức tiết dạy trong trường hợp giáo viên dạy trực tuyến; dạy tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một; tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phù đổng, hướng dẫn học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp; làm ban giám khảo trong các cuộc thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường (các cuộc thi hoặc hội thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Cuối cùng, bổ sung quy định đối với trường hợp giáo viên dạy liên trường.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chế độ làm việc của giáo viên phổ thông và giáo viên dự bị đại học hiện đang thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT. Đây là căn cứ pháp lý để cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phân công, bố trí, sử dụng giáo viên. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, đứng trước những thay đổi về nội dung, phương thức giáo dục và đào tạo trong bối cảnh mới, một số quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT không còn phù hợp. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai xây dựng Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học để thay thế các Thông tư nói trên.

 

Dự thảo Thông tư áp dụng đối với giáo viên ở các trường phổ thông công lập gồm: trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên; trường, lớp dành cho người khuyết tật và trường dự bị đại học.

Xem toàn văn dự thảo tại đây.

Tác giả bài viết: Doãn Nhàn
Từ khóa:

123

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc