:::Hỗ trợ trực tuyến:::

Đào Việt Hùng
0986454999

Menu

  • Tiến sĩ Võ Xuân Hoài nêu thách thức và “chìa khóa”...

    Tiến sĩ Võ Xuân Hoài nêu thách thức và “chìa khóa”...

    GDVN-Đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn phải dựa trên việc hợp tác 3 bên: Nhà nước - Viện...

  • Công nghiệp hóa: Không có con đường nào khác ngoài...

    Công nghiệp hóa: Không có con đường nào khác ngoài...

    GDVN -“Muốn trở thành một nước công nghiệp thực sự thì bắt buộc phải đầu tư cho giáo dục đại học,...

  • Giải bài toán tài chính cho các trường đại học đào...

    Giải bài toán tài chính cho các trường đại học đào...

    GDVN - Lãnh đạo trường ĐH mong muốn Nhà nước nên có sự cân đối trong việc đầu tư, có những chính...

  • Đề xuất mỗi giáo viên phổ thông không kiêm nhiệm...

    Đề xuất mỗi giáo viên phổ thông không kiêm nhiệm...

    GDVN -Ngày 21/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên...

  • Hoá học với ứng dụng trong cuộc sống

    Hoá học với ứng dụng trong cuộc sống

    Những kiến thức dưới đây có thể đã rất quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều kiến thức tưởng chừng như đơn...

  • Những nguyên tố nào nhiều trong vỏ trái đất

    Những nguyên tố nào nhiều trong vỏ trái đất

    Các bạn đừng nghĩ rằng mọi nguyên tố trong bảng tuần hoàn đều có trong vỏ Trái đất. Trong vỏ Trái...

  • Những hóa chất có sức tàn phá khủng khiếp

    Những hóa chất có sức tàn phá khủng khiếp

    Nhờ có hóa học, con người đã phát minh được rất nhiều chất mới phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống....

  • Vai trò của Axit clohidric đối với cơ thể chúng ta

    Vai trò của Axit clohidric đối với cơ thể chúng ta

    Trong cơ thể con người, Axit clohidric (HCl ) tồn tại chủ yếu trong dịch vị dạ dày, nó đóng vai trò...

  • Công thức hóa học của cơ thể người

    Công thức hóa học của cơ thể người

    Một nhà sinh vật học kiêm cây bút khoa học Mỹ vừa tính toán các thành phần hóa học của cơ thể người...

  • 5 loại chất độc hại nhất từ trước đến giờ

    5 loại chất độc hại nhất từ trước đến giờ

    5 loại chất độc nguy hiểm dưới đây có thể khiến con người chết chỉ trong vài giây ngắn ngủi hay quá...

Nobel Hóa học 2019 gọi tên 3 nhà khoa học

Đăng lúc: Thứ hai - 14/10/2019 10:34 - Người đăng bài viết: Đào Việt Hùng
3 nhà khoa học đã được trao giải Nobel Hóa học năm 2019 vì những đóng góp của họ cho việc nghiên cứu và phát triển pin lithium-ion.
Thông báo của Ủy ban Nobel hôm nay 9/10 cho biết, giải Nobel Hóa học 2019 đã được trao cho 3 nhà khoa học John B. Goodenough, M. Stanley Whittingham và Akira Yoshino “vì sự phát triển của pin lithium-ion”.

Pin lithium-ion có thể sạc lại được và thường được sử dụng trong điện thoại thông minh, máy tính xách tay và các thiết bị điện tử khác.

“Pin lithium-ion đã cách mạng hóa cuộc sống của chúng ta và được sử dụng trong tất cả mọi thứ, từ điện thoại di động, máy tính xách tay và thiết bị điện tử. Thông qua công trình của họ, chủ nhân của giải thưởng đã đặt nền tảng cho một xã hội không dây, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch”, Ủy ban Nobel thông báo trên Twitter.

Giải Nobel Hóa học năm 2018 được trao cho 2 công trình, một của nhà khoa học Frances H. Arnold (Mỹ) với nghiên cứu về "kiểm soát tiến hóa của enzyme", và một của 2 nhà khoa học George Smith (Mỹ) và Gregory Winter (Anh) với nghiên cứu về phương pháp "phage dislay" - công nghệ sử dụng thay đổi và chọn lọc di truyền nhằm tạo ra một loại protein và kháng thể trị bệnh.

Năm 2017, 3 nhà khoa học Jacques Dubochet, Joachim Frank và Richard Henderson đã được trao giải Nobel Hóa học nhờ những đóng góp của họ trong việc phát triển kính hiển vi electron nhiệt độ thấp cho các cấu trúc phân giải cao của phân tử sinh học trong dung dịch. Theo thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, phát kiến này đã “đưa lĩnh vực sinh hóa vào kỷ nguyên mới”.

Các giải Nobel do Alfred Nobel, một doanh nhân và nhà phát minh người Thụy Điển, sáng lập. Giải Nobel được trao tặng lần đầu vào năm 1901, năm năm sau khi ông Nobel qua đời.

Ban đầu giải thưởng chỉ có 5 hạng mục bao gồm các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đã đưa thêm vào một giải về lĩnh vực kinh tế.

Theo nguyện vọng của Alfred Nobel, giải Nobel Hòa Bình được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Trong khi đó, các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển quyết định.

Hiện tại, mỗi giải thưởng Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 9 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 910.000 USD).

566bet789win

Tác giả bài viết: Thành Đạt
Nguồn tin: Theo Sputnik
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc