Thuốc trừ sâu sinh học hoạt động theo cơ chế sử dụng các loại nấm sinh học, điển hình là Phytophthora palmivora với đặc điểm không cho cỏ dại mọc quanh chúng. Hay nói cách khác thuốc diệt cỏ sinh học chính là nấm Phytophthora palmivora.
Thuốc trừ cỏ dại tùy theo loại khác nhau có thể tác động đến cỏ dại theo nhiều cách khác nhau. Người ta phân loại theo kiểu tác dộng của thuốc trừ cỏ như:
- Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc và thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc.
+ Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc có nghĩa là thuốc trừ cỏ khi sử dụng đúng theo khuyến cáo sẽ chỉ diệt trừ cỏ dại mà không gây hại cho cây trồng.
+ Thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi không trồng trọt, những thuốc này gây hại cho mọi loài thực vật có mặt ở nơi phun thuốc và tránh tiếp xúc với thuốc.
- Thuốc trừ cỏ tiếp xúc và thuốc trừ cỏ nội hấp:
+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất. Ví dụ các thuốc trừ cỏ Propanil, Gramoxone.
+ Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên lá. Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực vật, thuốc được dùng để trừ cỏ hàng niên và lưu niên.
- Thuốc trừ cỏ phun lên lá và thuốc trừ cỏ phun hoặc bón, tưới vào đất:
+ Thuốc trừ cỏ phun lên lá là những thuốc trừ cỏ chỉ có thể xâm nhập vào lá cỏ để gây hại cho cỏ (thuốc này không có khả năng xâm nhập vào rễ cỏ). Những thuốc này được dùng phun vào lúc cỏ đã mọc, còn non. Ví dụ thuốc trừ cỏ Onecide, Propanil…
+ Những thuốc trừ cỏ phun hoặc bón vào đất chỉ có thể xâm nhập vào bên trong cỏ dại qua mầm hoặc bộ rễ của cỏ. Những thuốc này có loại được dùng phun trên đất mới cày bừa xong hoặc vừa gieo xong, khi cỏ còn chưa xuất hiện trên mặt ruộng. Ví dụ: thuốc trừ cỏ Sirius.
+ Ngoài ra còn có những loại thuốc trừ cỏ vừa có khả năng xâm nhập vào lá, vừa xâm nhập vào rễ cỏ. Những thuốc này có thể dùng phun lên ruộng khi cỏ sắp mọc hoặc cỏ mới mọc (mới ra 1-3 lá). Ví dụ; các thuốc trừ cỏ Afalon, Ronstar v.v…
- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm là loại thuốc trừ cỏ được dùng sớm, ngay sau khi gieo, khi cỏ chưa mọc trên ruộng. Ví dụ như thuốc cỏ Simazine, Sofit.
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm là loại thuốc được dùng muộn hơn, khi cỏ đã mọc, ở giai đoạn non. Ví dụ như các thuốc trừ cỏ Afalon, Whip S, Oneside,...
- Thuốc trừ cỏ hòa bản và thuốc trừ cỏ lá rộng:
+ Thuốc trừ cỏ hòa bản chỉ có tác dụng diệt những cỏ họ hòa bản (lá hẹp, gân lá. song song như cỏ lồng vực, cỏ mần trầu,...).
+ Thuốc trừ cỏ lá rộng là thuốc chỉ có tác dụng diệt được cỏ lá rộng bản, gân lá hình chân vịt như cỏ dền gai, rau sam,...
Về cơ bản, tùy vào diện tích, vị trí cần diệt cỏ mà bạn có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cần phải tuân thủ một số quy tắc dưới đây để đạt được hiệu quả như ý muốn.
- Đúng thuốc: Khi sử dụng thuốc trừ cỏ, cần phải biết rõ loài cỏ nào cần phòng trừ, tham vấn ý kiến cán bộ chuyên môn hoặc cán bộ nông nghiệp địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần chọn mua những loại thuốc an toàn với cây trồng, ít gây hại với người tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc diệt cỏ.
- Đúng liều lượng: Cần sử dụng đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước pha trộn để phun trên một đơn vị diện tích cây trồng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Việc tùy tiện tăng nồng độ thuốc lên cao sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, cây trồng, vật nuôi, môi trường và làm tăng chi phí, còn nếu phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm nhờn thuốc, kháng thuốc, tạo nguy cơ bùng phát dịch.
Để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, nồng độ, phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay. Phải phun hết lượng thuốc đã pha trộn, không để dư thừa qua hôm sau hoặc lần sau.
- Đúng thời điểm: Để thuốc diệt cỏ có thể phát huy được hiệu quả, bạn cần chú ý đến giai đoạn tăng trưởng của cỏ, cũng như chú ý đến yếu tố thời tiết như sắp mưa, có gió lớn….Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thời kỳ cây trồng yếu bởi phun thuốc sẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Đúng cách: Khi phun thuốc diệt cỏ, bạn nên phun đều, giúp toàn bộ cỏ có thể tiếp xúc được với thuốc. Ngoài ra, khi phun bạn nên hạ thấp vòi xuống phía dưới để hạn chế tối đa việc thuốc tiếp xúc với cây.
Bên cạnh những yếu tố trên, khi dùng thuốc diệt cỏ bạn hãy lưu ý chỉ sử dụng nước sạch để pha. Bạn cũng không nên trộn chung thuốc với các loại thuốc trừ sâu có thể dẫn đến những tác động xấu với cây trồng. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể hoàn thêm phân đạm vào thuốc trừ cỏ sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thụ của cỏ dại.
hiện nay, tình trạng, ô nhiễm, môi trường, vấn đề, giải quyết, đặc biệt, nông dân, lạm dụng, hóa học, ưu điểm, rõ rệt, hiệu quả, tiêu diệt, nhanh chóng, nhược điểm, quan trọng, thuốc cao, sản phẩm, sử dụng, động vật
Ý kiến bạn đọc